Hôm nay0
Tháng này0
Năm này0
Thực hiện Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 28/2/2025 của UBND huyện Đạ Huoai về Chuyển đổi số năm 2025 trên địa bàn huyện Đạ Huoai. UBND xã Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 trên địa bàn xã, phấn đấu hoàn thành mục tiêu và giải pháp như sau:
I. Mục tiêu:
1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- Tối thiểu 85% và phấn đấu 90% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình.
- Trên 90% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
- Tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).
- Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính phát sinh mới tại Bộ phận một cửa xã đạt 100%.
- 60% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- 100% thiết bị đầu cuối được cài đặt phần mềm virus có bản quyền đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- 100% sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương được quảng bá trên các sàn thương mại điện tử.
- Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học và Trạm y tế xã đạt tỷ lệ 80%.
3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 100% hộ gia đình.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt 60% trở lên.
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 60%.
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu phát triển về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước và phục vụ công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính tại các đơn vị.
II. Giải pháp
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số; phát huy, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành chuyển đổi số
Thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã khi có thay đổi về nhân sự; tăng cường kiểm tra hoạt động chuyển đổi số tại địa phương
Phát huy vai trò tiên phong đi đầu trong chỉ đạo và thực hiện công tác chuyển đổi số của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBMTTQVN xã, các Đoàn thể, các ngành có liên quan. Gắn trách nhiệm thực hiện của cơ quan, đơn vị, UBMTTQVN xã, các Đoàn thể, các ngành với người phụ trách công tác chuyển đổi số theo phân công nhiệm vụ BCĐ chuyển đổi số xã.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý.
Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (Trang thông tin điện tử xã, hệ thống truyền thanh cơ sở, …); Phát huy vai trò của các nền tảng mạng xã hội (Zalo, facebook...) là kênh tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền qua hệ thống Trang thông tin điện tử xã về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số và các hoạt động chuyển đổi số; tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn....
Xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2025 của các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn xã; chỉ đạo thành viên các Tổ công nghệ số cộng đồng các thôn tích cực phổ biến kỹ năng thanh toán, tiếp nhận thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ công trực tuyến; kỹ năng an toàn thông tin,... cho người dân.
3. Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và an toàn thông tin
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của huyện phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Hình thành nền tảng dữ liệu phục vụ công dân, doanh nghiệp, nâng cao tương tác giữa chính quyền, người dân, doanh nghiệp; đảm bảo an toàn thông tin mạng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Duy trì ứng dụng tốt các hệ thống dùng chung như: hệ thống một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến; hệ thống quản lý và điều hành văn bản trên môi trường mạng (VNPT-iOffice); trục liên thông văn bản của tỉnh; mail công vụ; chứng thư số; hệ thống thông tin báo cáo; hệ thống họp trực tuyến…
Tiếp tục duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử xã tuân thủ theo quy định và là cầu nối với nhân dân.
4. Tăng cường chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên
Đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới thông minh trong đó năm 2025 hoàn thiện và công nhận thêm 01 thôn thực hiện mô hình thôn thông minh trên địa bàn xã, tăng số lượng thôn thông minh trên địa bàn xã lên 2 thôn.
Rà soát đưa 100% sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của xã lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã.
Tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
Phối hợp với ngành cấp trên xây dựng bản đồ số về du lịch nông thôn để kết nối, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn, góp phần thực hiện việc phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục đề nghị đầu tư hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở đáp ứng các yêu cầu theo Quyết định 135/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện số hóa bản đồ địa chính, hình thành được cơ sở dữ liệu GIS quy hoạch với đầy đủ thông tin về vị trí không gian, địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng, chứng chỉ quy hoạch xây dựng và các thông tin khác liên quan đến quy hoạch xây dựng...
Phổ cập dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn khám chữa bệnh từ xa; triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; nền tảng quản lý xét nghiệm; nền tảng quản lý tiêm chủng; nền tảng hồ sơ sức khỏe cá nhân; nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến; nền tảng số kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực y tế; nền tảng quản lý trạm y tế; nền tảng an toàn thực phẩm và nền tảng quản lý môi trường y tế theo hướng dẫn Bộ Y tế.
Triển khai đạt tỉ lệ 100% học sinh có sổ liên lạc điện tử giữa nhà trường và gia đình học sinh